Hà Nội sẽ đình chỉ hoạt động các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn về PC&CC

HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực. 

Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, qua kiểm tra phát hiện, số lượng cơ sở chưa đảm bảo PCCC là 592, bao gồm 227 trường học, cơ sở giáo dục; 167 nhà xưởng sản xuất, nhà kho; 85 văn phòng, 30 bệnh viện, cơ sở y tế; 26 chợ; 19 công trình công cộng, tập trung đông người; 10 cơ sở nghiên cứu; 9 khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách giải độc cơ thể; 8 cửa hàng xăng dầu; 7 chung cư, nhà ở tập thể, nhà cho thuê để ở; 3 trạm điện, trạm biến áp và 1 trạm nạp LPG.

Ngoài ra, trên địa bàn TP hiện đang tồn tại gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô từ 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ năm 1960 đến 1990, đa số hết niên hạn sử dụng, đã xuống cấp, không được đầu tư trang bị phương tiện giải độc gan PCCC, có nguy cơ cháy, nổ cao. Cuối năm 2016, TP đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ.

Với các kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hoá chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người, chủ cơ sở phải xây dựng kế hoạch, phương án di chuyển và thực hiện việc di chuyển theo kế hoạch đã được duyệt.

Trong thời gian chờ di chuyển, các cơ sở phải giảm trữ lượng, khối lượng tồn chứa chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; trang bị bổ sung phương tiện, hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật liên quan về PCCC.

Các cơ sở này chỉ được phép hoạt động khi đã tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC.

Từ năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn TP đã xảy ra 6.254 vụ cháy, nổ các loại. Trong đó có 76 vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, 2.588 vụ cháy nhỏ và 2.595 vụ cháy do sự cố trên hệ thống lưới điện, cháy bãi rác, phế liệu… làm 74 người chết, 140 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 588 tỷ đồng.

Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho rằng, nhiều cơ sở được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực hiện không đảm bảo các yêu cầu và điều kiện an toàn về PCCC. Đây là nguy cơ tiềm ẩn dễ gây ra cháy, nổ, dẫn đến cháy to, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Nghị quyết được thông qua chỉ rõ phạm vi điều chỉnh là các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mở, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người trên địa bàn TP.

Đồng thời đề ra các phương án xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC đưa vào sử dụng trước khi Luật năm 2001 có hiệu lực như thực hiện việc thiết kế điều chỉnh, bổ sung hệ thống PCCC, hệ thống kỹ thuật khác có liên quan https://phongkhamjkvietnam.vn/cac-cach-giai-doc-gan/.

Nghị quyết cũng quy định việc xây dựng kế hoạch, phương án di chuyển khi không đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC đối với cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người…

Các cơ sở không thực hiện quy định sẽ bị xử lý, đình chỉ hoạt động và áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.https://phongkhamjkvietnam.vn/thai-doc-co-the/

Bài Viết Liên Quan